Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Những thí sinh được cộng điểm ưu tiên trong kì thi THPT quốc gia năm 2017

Điểm ưu tiên luôn là điều nhiều thí sinh quan tâm trong mùa thi sắp tới. Theo quy chế chính thức của Bộ GD- ĐT, học sinh giỏi được cộng điểm khuyến khích tối đa lên đến 2 điểm trong khi các diện ưu tiên khác được cộng từ 0,25 đến 0,5 điểm.


Cộng điểm cho thí sinh đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi

Theo quy chế tuyển sinh của Bộ, thí sinh đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 12, cụ thể:
- Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điểm.
- Đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm.
- Đoạt giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm.
Với những thí sinh đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT cũng được quy định điểm cộng cụ thể.



Riêng với những giải cá nhân:
- Giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: cộng 2,0 điểm;
- Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc: cộng 1,5 điểm;
- Huy chương Đồng: cộng 1,0 điểm.
Về giải đồng đội, quy chế nêu rõ chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 02 đến 22 người theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải; Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này; Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.

Cộng điểm ưu tiên cho thí sinh diện 2, diện 3 từ 0,25 đến 0,5 điểm

Quy chế của Bộ cũng quy định những thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh,... thuộc diện 2, diện 3 cũng sẽ được cộng từ 0,25 điểm đến 0.5 điểm. Cụ thể:
Diện 2: cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% (đối với GDTX);
- Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
- Người dân tộc thiểu số;
- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;
- Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học;
- Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với GDTX).
Diện 3: cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX);
- Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng theo tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất. Những diện ưu tiên khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định.
Học sinh Giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề do sở GDĐT hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề do ngành Giáo dục cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề như sau: Loại giỏi: cộng 2,0 điểm; Loại khá: cộng 1,5 điểm; Loại trung bình: cộng 1,0 điểm.
Học viên GDTX có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học được cấp theo quy định của Bộ GDĐT trong thời gian học cấp THPT: cộng 1,0 điểm đối với mỗi loại chứng chỉ.
Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định tại khoản này cũng chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4,0 điểm.
Ngoài ra, điểm khuyến khích quy định theo quy định trên được bảo lưu trong toàn cấp học và được cộng vào điểm bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Văn phòng tuyển sinh khoa Y Dược, tầng 3, nhà A, số 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại liên hệ: 0904620983 (cô Hà), 0988689166 (thầy Lâm)

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Giải tỏa căng thẳng mùa thi cho các sĩ tử

Đến hẹn lại thi đại học tạo nên một không khí sôi động và căng thẳng. Căng thẳng đến nỗi nhiều người đã bước qua tuổi ba mươi vẫn còn ác mộng về kỳ thi.

      
      Những trải nghiệm thi cử luôn là những trải nghiệm vừa thú vị, vừa rất căng thẳng đối với thời học sinh, nhất là khi đứng trước các kỳ thi quyết định như thi đại học. Thậm chí, nhiều trường hợp còn có những biểu hiện của rối loạn tâm thần do áp lực của chuyện thi cử. Các kỳ thi đôi khi còn là những “kỷ niệm” ám ảnh chúng ta suốt cuộc đời. Nhưng tôi cho rằng đó cũng chỉ là những trải nghiệm khó khăn trong một thời điểm hay một giai đoạn mà thôi.
     Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thất vọng trong các kỳ thi làm cho bản thân mất tự tin, tự đánh giá bản thân thấp đi và là như những “di chứng” ảnh hưởng đến nhiều vấn đề cảm xúc sau này của cá nhân. Chính vì thế, phần lớn chúng ta có thể tự vượt qua hoặc được giúp đỡ để vượt qua những trải nghiệm khó khăn đó, nhưng có nhiều người khi nghĩ về những kỳ thi vẫn không khỏi rùng mình vì các trải nghiệm căng thẳng đã qua.

Nguyên nhân dẫn đến stress
     Học sinh thường trải qua những stress mà nguyên nhân đến từ nhà trường và gia đình. Trong bối cảnh trường học, hầu hết nguyên nhân đều phát sinh trong ba lĩnh vực: áp lực về học tập, áp lực từ bạn bè và áp lực do mâu thuẫn với thầy, cô giáo. Trong các loại áp lực về học tập thì các kỳ kiểm tra và kỳ thi là yếu tố stress lớn nhất, thậm chí ăn sâu trong tiềm thức mỗi người, chờ có dịp là bung ra.
     Áp lực về kỳ thi còn tăng lên gấp bội do cha mẹ thường mong muốn nhiều điều, đặt ra những tiêu chuẩn cao đầy kỳ vọng ở con cái. Áp lực này thường diễn ra trong cuộc sống của học sinh, khi học sinh không đạt được các kỳ vọng đó thì mức độ stress còn nặng hơn. Đồng thời, áp lực các kỳ vọng còn đến từ phía bạn bè đồng lứa: “mình không thể thua kém bạn bè”. Có những học sinh thất bại ở kỳ thi, không chịu nổi trước những áp lực đó đã tự sát một cách đáng tiếc.

Biện pháp khắc phục
     - Chiến lược chung trong phòng và chống stress bệnh lý có hai mục tiêu lớn:
     + Thứ nhất, một sự kiện có trở thành yếu tố gây stress hay không còn tùy thuộc vào nhận thức, đánh giá của ta về nó. Nếu đánh giá nó nguy hiểm với ta và ta không có khả năng giải quyết sự kiện đó, ta sẽ bị stress bệnh lý.
     Vậy trước khi thi, ta đánh giá rằng: “Cuộc thi này là tất yếu, chẳng có gì là nguy hiểm cả. Ta mong sẽ vượt qua, nhưng nếu có thi trượt cũng không tồi tệ lắm, “học tài, thi phận” là bình thường. Thua keo này ta bày keo khác...”. Và ta đánh giá: “Khả năng ta có thể vượt qua cuộc thi này bởi ta học khá. Cho dù ta không khá lắm thì “cần cù bù thông minh”. Ta cố gắng nhất định sẽ vượt qua kỳ thi”. Có niềm tin như vậy là sức mạnh lớn lao giúp ta vượt qua kỳ thi.
     + Thứ hai, thay đổi bản thân để thích nghi với cuộc sống. “Ta phải ôn tập cho tốt để thi đạt kết quả. Ta có thể nhận sự hỗ trợ của thầy cô dạy thêm và học tập thêm từ bạn bè...”.
     - Những động thái cụ thể:
     Thời gian chuẩn bị thi: kiểm tra tổng quát từng môn học, dành thời gian cho những môn yếu.
     Trước ngày thi: không miệt mài học vì cảm xúc căng thẳng có thể ngăn cản sự suy nghĩ minh mẫn khi làm bài. Đêm hôm trước ngày thi cần có giấc ngủ ngon. Đừng cho rằng vì thời gian trễ rồi nên cố gắng học kiểu nhồi sọ, sẽ làm rối trí, học càng không kết quả. Tránh ăn thực phẩm khó tiêu và nhiều gia vị vì kích thích ống tiêu hóa và hệ thần kinh thực vật làm khó chịu, ảnh hưởng đến làm bài thi.
     Khi bắt đầu làm bài cần hít thở sâu để giữ bình tĩnh. Với bài tự luận, đọc một mạch toàn bộ đề thi, không ngừng lại bất kỳ câu hỏi nào. Sau đó đọc kỹ lại và lựa chọn đề nào phù hợp với mình. Hết sức tập trung làm bài, lần lượt giải quyết từng câu hỏi, phân phối hợp lý thời gian cho từng câu, không dành hết thời gian cho một câu nào. Câu hỏi nào cũng làm, dù cho rằng mình biết ít ỏi đến đâu cũng không được bỏ giấy trắng. Giám khảo không thể cho điểm nếu ta bỏ giấy trắng, nhưng có thể nhân nhượng cho ta một hai điểm nếu ta viết được chút ít.
     Giáo viên và phụ huynh phải hiểu nguyên nhân stress đến từ nhà trường đối với học sinh, không tạo thêm áp lực lớn lên học sinh; phụ huynh đừng đặt kỳ vọng và tiêu chuẩn quá cao, quá khả năng cho con em mình.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Văn phòng tuyển sinh khoa Y Dược, tầng 3, nhà A, số 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 0904620983 (cô Hà), 0988689166 (thầy Lâm)

10 bí kíp ôn thi đại học hiệu quả

Chỉ còn 2 tháng nữa là kỳ thi đại học 2017 chạm ngõ. Để không phải lo lắng quá nhiều về việc ôn thi, hôm nay chúng tôi sẽ bày cho các bạn 10 bí kíp ôn thi đại học hiệu quả đã được kiểm chứng bởi rất nhiều thủ khoa các trường Đại học lớn.
1. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể
Theo quy luật 80/20, cứ 20 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 80% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.
Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu ôn thi đại học của mình:
+ Bạn định thi đỗ trường nào?
+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
Sau đó, bạn hãy lên list các công việc để có thể từng bước đạt được mục tiêu. Trong list công việc ấy, hãy xem xét đâu là việc quan trọng nhất và thực hiện chúng đầu tiên. Vì chúng ta không bao giờ có thể làm được tất cả mọi việc, thông thường 20% công việc của chúng ta quyết định 80% hiệu quả.
2. Tập thói quen ghi chú
Ghi những kiến thức mà thầy cô lưu ý khi giảng bài hoặc những kiến thức mà bạn hay nhầm lẫn vào 1 mảnh giấy, bỏ vào 1 hộp. Nhớ là tổng hợp hết tất cả các môn học nhé. Mỗi lần đi qua lấy 1 tờ rồi mở ra xem và trả lời. Như vậy sẽ giúp bạn nhớ đều và có thể trả lời khi bất ngờ đối diện với kiến thức.
3. Tư duy bằng cả hai bán cầu não
Tại sao có người học kém? Tại sao có người học giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả.
Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp ôn thi các môn học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.
4. Rèn luyện thói quen tự học
Nhiều bạn đi học thêm nhiều, chạy xô lớp này rồi sang lớp khác, học thêm chưa xong lớp này đã lo nghĩ sang ca học thêm sau ở lớp luyện thi khác. Điều đó làm cho các bạn mệt mỏi, học thêm xong về nhà lại nằm ngủ khì đến hôm sau. Sách vở thì vẫn cứ gấp đấy, chẳng bỏ ra xem rồi để đến hôm học thêm kế tiếp mới mở ra để….chép bài. Cái đó làm cho bản thân bạn dần dần bị tích tụ một lượng kiến thức KHỔNG LỒ, tràn lan mà chẳng biết xử lý sao. Rồi lại thấy nản với hàng đống bài tập chưa giái quyết, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và dần dần SỢ, áp lực với môn đó. Kết hợp với một vài lần bị kém làm bạn nản càng nản thêm, sợ càng sợ thêm.
Học thêm nhiều thường sẽ chỉ giúp cho chúng ta tích tụ và lưu giữ kiến thức trong một thời gian ngắn. Vì đi học thêm nghĩa là phần lớn bạn đã bị theo hướng “bị động” nghĩa là luôn luôn phụ thuộc vào thầy giáo dạy thêm mà chẳng chịu tự chủ động động não thế nên đương nhiên kiến thức “bay” đi nhanh là phải rồi.
Còn tự học thì sao?
Tự học sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, ta sẽ có xu hướng tìm tòi những thứ mình CẦN và mình THIẾU mà tự động hành động tìm kiếm để bù đắp cho mình.
Tự học giúp ta có trạng thái cay cú khi không hiểu để rồi tự thôi thúc bản thân tìm mọi “thủ đoạn” để sao hiểu được bằng ra vấn đề đó: search mạng, gọi điện hỏi bạn, hỏi thầy …
Tự học giúp ta tích tụ dần dần và chắc chắn lượng kiên thức cho riêng mình. Nó làm ta vững chắc, nhớ hơn và hiểu rõ vấn đề hơn.
Tự học ta sẽ không bị áp lực bởi lượng kiến thức, lượng bài tập của mình. Tâm lý sẽ cực kỳ tốt hơn. Sức khỏe cũng sẽ khá hơn.
Khoảng thời gian bộ não ta làm việc tốt nhất đó là 5h-6h, 7h30-10h30, 14h-16h30, 20h-22h. Lúc đó là lúc bộ não ta “hưng phấn” và học vào nhất. Đừng nên cố gắng học thêm tiếp, càng làm bộ não ta bị gánh nặng thêm. Hãy tập trung tinh thần, công lực bộ não mình vào những khung giờ đó nhé. Học tầm 45-50ph thì nên nghỉ ngơi, giải lao 5-6ph sẽ tốt hơn à không nên học ngay sau khi vừa ăn xong.
6. Không gian học
Hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi học. Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.
7. Ghi nhớ hệ thống
Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
- Ghi thành dàn bài:
Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.
- Nhẩm trong óc:
+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
- Ghi ra giấy:
Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.
8. Chú ý đến kiến thức căn bản
Nắm chắc kiến thức cơ bản, những định nghĩa, kỹ năng được xem là một  bí quyết ôn thi hiệu quả để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải. Còn sách giáo khoa được coi là tài liệu phục vụ ôn thi tốt nhất.
Mặc dù thời gian thi đang đến gần nhưng cũng đừng quá hấp tấp mà dẫn đến ôn trước quên sau. Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả nhất là trong quá trình ôn tập cần chú ý hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu chắc đến đó”. Phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm. Có ôn như vậy, khi đi thi sẽ giúp “sĩ tử” cảm thấy tự tin và khi thi xong cũng không lo lắng sai phần này hoặc phần kia.
9. Tập trung cao độ
Thi ĐH hay thi những môn trắc nghiệm thì sức ép thời gian là áp lực rất lớn. Có rất nhiều bạn không thể tập trung trong một thời gian dài, cứ đến gần cuối giờ là đầu óc bắt đầu lung tung. Vì vậy, mỗi buổi hãy làm 1 bài trắc nghiệm của 1 môn, quy định thời gian làm bài. Đừng để đầu óc mình cứ miên man, hay dễ bị phân tâm vì một việc gì đó. Tốt nhất là điều chỉnh đồng hồ sinh học hoạt động theo ca thi. Cứ đúng 8 giờ và khoảng 1g là bắt đầu tập trung. Cách này tôi thấy có hiệu quả nhất.
10. Ôn theo nhóm
Ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà, học sinh nên tổ chức hình thức học theo nhóm. Bởi vì thông qua nhóm học tập, học sinh dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau.
Bạn đã áp dụng được bao nhiêu bí kíp? Hãy rèn luyện những bí kíp ôn thi đại học hiệu quả mỗi ngày để có thể thi đỗ vào bất kỳ trường Đại học nào bạn mong muốn, dù chương trình thi có thiên biến vạn hóa như thế nào cũng không thể làm khó bạn.
Mọi chi tiết xin liên hệ: văn phòng tuyển sinh khoa Y Dược, tầng 3, nhà A, số 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 0904620983 (cô Hà), 0988689166 (thầy Lâm)

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Những tố chất giúp bạn thành công trong ngành dược

Dược là một ngành hot của xã hội nhưng có rất ít ai biết được làm sao để thành công trong lĩnh vực này. Vậy những tố chất giúp bạn thành công trong ngành dược là gì? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu.

>> Học dược có khó không? Cơ hội việc làm của ngành Dược ra sao?
>> Danh sách các trường Cao đẳng đào tạo ngành Dược tại Hà Nội

1. Bạn có năng lực, thiên hướng về khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học và sinh học?
     Tân dược chủ yếu có nguồn gốc từ hóa chất. Từ sản phẩm hóa dầu, các nhà nghiên cứu tổng hợp thành những sản phẩm trung gian, từ đó chế ra thuốc. Mỗi loại thuốc được sàng lọc từ hàng ngàn chất hóa học nên bạn không thể không có một kiến thức hóa học sâu rộng và phong phú. Ngoài ra, những nghiên cứu này còn đòi hỏi bạn phải có tư duy lôgic để dự đoán và có bàn tay khéo léo, thực nghiệm có độ chính xác cao. Mặt khác, trong hầu hết công việc sản xuất, kiểm nghiệm thuốc... đều cần kiến thức sâu về hoá học.

     Bên cạnh đó, thuốc dùng cho con người - một thực thể sinh vật. Khi thuốc vào cơ thể các yếu tố cơ thể làm thay đổi thuốc và sự thay đổi ở các bộ phận khác nhau là khác nhau. Vì thế, với dược sĩ kiến thức về sinh học là rất cần thiết. Không chỉ vậy, sinh vật còn là nguồn cung cấp dược phẩm. Thuốc làm từ cây cỏ, động vật, ngày càng được ứng dụng nhiều trong trị bệnh bởi độ an toàn cao hơn thuốc có nguồn gốc hóa chất.
     Cùng với hoá học và sinh học, trong nghề được năng lực trong những khoa học khác cũng rất quan trọng. Vì vậy, khi lựa chọn nghề này, bạn cần tự rèn luyện vốn kiến thức khoa học tổng hợp.
2. Bạn là người kiên trì, cẩn thận và ngăn nắp
     Tính kiên trì, nhẫn nại rất cần với nghề dược vì đây là công việc đòi hỏi tính chính xác cao, thời gian lâu dài. Trong bào chế thuốc, để đảm bảo chế phẩm thuốc có hiệu lực điều trị cao cần nhiều công đoạn nghiên cứu và thực hiện chính xác, tỉ mỉ về nhiều lĩnh vực như động dược học (hấp thu, phân bố, thải trừ), sinh dược học (ảnh hưởng của cơ thể đến thuốc).
     Tính gọn gàng, ngăn nắp giúp cho các thao tác hợp lý, nhanh chóng, giảm thiểu nhầm lẫn. Nhầm lẫn là điều cấm kỵ trong nghề dược, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây nguy hiểm cho nhiều người, dẫn tới hậu quả khó lường.
3. Bạn ham đọc sách và thích khám phá
     Xu hướng chung của ngành dược thế giới là nghiên cứu không ngừng các dược phẩm mới với mục đích cải thiện các đặc điểm như tạo ra hiệu quả điều trị cao, an toàn, tính đặc trị, tiện dụng, hương vị dễ chịu, tuổi thọ cao, gọn nhẹ.... Trong khi đó, vi khuẩn và virus luôn có xu hướng biến đổi linh hoạt, chống lại tác dụng của thuốc nên các căn bệnh nhiễm trùng luôn cần thay đổi thuốc. Bởi vậy, các nhà khoa học thường xuyên phải nghiên cứu, tìm loại thuốc diệt vi khuẩn mới. Nhu cầu và khả năng về thuốc mới là vô hạn, đặt ra yêu cầu ham học hỏi, say mê khám phá ở người dược sĩ chân chính.
     Muốn khám phá, trước hết bạn phải có kiến thức. Dược sĩ cần đọc sách đề định hướng nghiên cứu, thực hiện công việc với thời gian ngắn nhưng hiệu quả. Ví dụ năm 1929, Fleming phát hiện tình cờ ra Penicilin - thuốc kháng sinh, tạo nên cuộc cách mạng trong y học. Tuy nhiên, đó hoàn toàn không phải cái ngẫu nhiên bình thường mà là cái tình cờ của nhà bác học, là kết quả của một quá trình không ngừng tìm kiếm và phấn đấu.
     Ngay cả khi bạn không chọn công việc nghiên cứu mà muốn trở thành một nhà phân phối thuốc, bạn cần biết cách giới thiệu thuốc, cho lời khuyên với người dùng. Ỡ Việt Nam hiện nay có tới mười nghìn biệt dược và liên tục có thuốc mới được nhập vào.
4. Bạn có đầu óc kinh doanh
     Phẩm chất trên đặc biệt thích hợp nếu bạn chọn lĩnh vực sản xuất hoặc kinh doanh phân phối thuốc. Công việc này đòi hỏi bạn phải nhạy cảm, biết nắm thời cơ, năm được nhu cầu thuốc khi bệnh phát sinh, quy luật phát sinh bệnh. Ví dụ như mùa hè dễ bị lỵ, tiêu chảy...; mùa đông dễ viêm phế quản, hen phế quản; mùa xuân dễ bị viêm khớp, sởi...
5. Bạn giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là vốn từ chuyên ngành phong phú
     Trong quá trình học tập, việc bạn phải tiếp xúc với tài liệu nước ngoài chưa qua chuyển dịch là thường xuyên. Chính vì vậy, bạn buộc phải có vốn ngoại ngữ phong phú để nhanh chóng tiếp thu những thành tựu y dược học mới của thế giới. Tiếng Anh và tiếng Pháp là những ngôn ngữ đang được sử dụng phổ biến trên thế giới, sẽ rất thuận lợi cho bạn trong việc tiếp cận nền y học phương Tây hiện đại. Ngoài ra, học tiếng Trung cũng là một sự lựa chọn rất tốt nếu bạn quan tâm đến y dược học cổ truyền.
6. Bạn có hoài bão nghề nghiệp
Cũng như những nghề khác, nghề dược có những thách thức và gian nan riêng. Trừ những trường hợp may mắn ngẫu nhiên vốn rất ít xảy ra, bạn sẽ chỉ có thể vượt qua những gian nan ấy để đi đến thành công với niềm đam mê và hoài bão lớn như chủ doanh nghiệp dược, nhà khoa học dược, nhà quản lý dược...
     Để có thể xét tuyển vào khoa Y Dược, các bạn chuẩn bị một hồ sơ gồm:
1.     Sơ yếu lí lịch học sinh – sinh viên có dán ảnh, đóng dấu xác nhận của địa phương.
2.     Học bạ THPT photo công chứng.
3.     Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2017 và bằng tốt nghiệp THPT photo công chứng đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2016 trở về trước.
4.     Giấy khai sinh photo công chứng
5.     Chứng minh thư nhân dân photo công chứng
6.     4 ảnh: 3*4 hoặc 4*6
7.     Lệ phí xét tuyển: 50.000 đồng
Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo ba cách:
Cách 1: Thí sinh có thể nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh khoa Y Dược. Địa chỉ: Tầng 3, nhà A, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cách 2: Thí sinh gửi chuyển phát nhanh hồ sơ qua đường bưu điện tới địa chỉ văn phòng tuyển sinh khoa Y Dược, tầng 3, nhà A, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cách 3: Đăng kí trực tiếp tại website: http://caodangyduochanoi.edu.vn/dang-ky-online.
Thời gian nộp hồ sơ: giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần từ 7h sáng đến 6 giờ chiều.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Văn phòng tuyển sinh khoa Y Dược, số 236, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại liên hệ: 0904620983 (cô Hà), 0988689166 (thầy Lâm)

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Danh sách các trường Cao đẳng đào tạo ngành Dược tại Hà Nội

Các trường Cao đẳng đào tạo ngành Dược tại Hà Nội luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bạn thí sinh khi mùa tuyển sinh đến. Năm 2017, điều này cũng không ngoại lệ. Vậy danh sách các trường Cao đẳng đào tạo ngành Dược tại Hà Nội như thế nào?
Sau đây là danh sách một số trường Cao đẳng đào tạo ngành Dược có uy tín ở Hà Nội:
1.     Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
     Địa chỉ 1: Phòng 105 nhà B – 131 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội (số điện thoại: 0982588258).
     Địa chỉ 2: Số 101 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
2.     Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai
     Địa chỉ: Số 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội (số điện thoại: 0438685651).
3.     Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
     Địa chỉ: Số 39, Nguyễn Viết Xuân, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội (số điện thoại: 0433824523).
4.     Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
     Địa chỉ 1: Số 35, Đoàn Thị Điểm, Đống Đa, Hà Nội (số điện thoại: 0437326303).
     Địa chỉ 2: Số 103, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội.
5.     Khoa Y Dược - Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
     Địa chỉ: Số 236, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội (số điện thoại: 0904620983, 0988689166 ).
Để có thể tham gia xét tuyển vào Cao đẳng Dược tại Hà Nội, các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
1.     Sơ yếu lí lịch học sinh – sinh viên có dán ảnh, đóng dấu xác nhận của địa phương.
2.     Học bạ THPT photo công chứng.
3.     Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2017 và bằng tốt nghiệp THPT photo công chứng đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2016 trở về trước.
4.     Giấy khai sinh photo công chứng
5.     Chứng minh thư nhân dân photo công chứng
6.     4 ảnh: 3*4 hoặc 4*6
7.     Lệ phí xét tuyển: 50.000 đồng
Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo ba cách:
Cách 1: Thí sinh có thể nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh khoa Y Dược. Địa chỉ: Tầng 3, nhà A, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cách 2: Thí sinh gửi chuyển phát nhanh hồ sơ qua đường bưu điện tới địa chỉ văn phòng tuyển sinh khoa Y Dược, tầng 3, nhà A, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cách 3: Đăng kí trực tiếp tại website: http://caodangyduochanoi.edu.vn/dang-ky-online.
Thời gian nộp hồ sơ: giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần từ 7h sáng đến 6 giờ chiều.

Mọi chi tiết xin liên hệ số điện thoại: 0904620983 (cô Hà), 0988689166 (thầy Lâm) để được tư vấn miễn phí.